Giỏ hàng

10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

 

1. Các thiết bị chính của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà?

– Dàn tấm pin: dùng để hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo thành dòng điện một chiều.

– Inverter hòa lưới: dùng để chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều sin chuẩn.

– Hệ thống khung giàn giá đỡ: dùng để gắn, đỡ các tấm pin trên mái nhà và tạo góc nghiêng phù hợp cho tấm pin để hứng áng sáng mặt trời tối đa.

– Phụ kiện và các thiết bị điện khác:

+ Cáp điện, ống bảo vệ cáp, tủ điện đóng cắt.

+ Công tơ 2 chiều dùng để đo đếm điện năng giao nhận.

2. Lựa chọn các thiết bị chính cho hệ thống điện mặt trời trên mái nhà như thế nào?

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà được thiết kế vận hành với thời gian dài, từ 20-25 năm. Tuy nhiên, để đạt được tuổi thọ như trên và suy giảm hiệu suất hàng năm thấp cần lựa chọn các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời có chất lượng tốt, được chế tạo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

– Tấm pin: theo thống kê hiện nay trên thị trường toàn cầu thì công nghệ tấm pin chủ yếu các dạng Silic đa tinh thể (Poly-Si) và Silic đơn tinh thể (Mono-Si). Theo quy định tại quyết định 11/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính phủ thì tấm pin phải có hiệu suất chuyển đổi quang điện lớn hơn 15%.

– Inverter: hệ thống điện mặt trời trên mái nhà hiện nay sử dụng chủ yếu loại inverter tập trung, có hiệu suất từ 98% trở lên. Các inverter hòa lưới cần có chức năng anti – Islanding (chức năng chống vận hành độc lập khi mất điện lưới) để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị và con người.

3. Thời gian bảo hành hệ thống điện mặt trời bao lâu?

- Tấm pin năng lương mặt trời Hanwha Qcells: Bảo hành 12 năm/đổi sản phẩm nếu hư hỏng, bảo hành 25 năm hiệu suất tấm pin.
- Inverter bảo hành 5 năm/tiêu chuẩn; khách hàng có thể chọn gói bảo hành mở rộng 10 năm hoặc 20 năm
- Hệ khung bảo hành 20 năm
- Các thiết bị phụ khác bảo hành 1 năm

4. Hệ thống NLMT hoạt động như thế nào?

Ánh sáng mặt trời sẽ được tấm pin hấp thụ và chuyển đổi từ dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện 2 chiều (AC) qua bộ biến tần (Inverter) để phù hợp với các thiết bị điện trong nhà máy, văn phòng, gia đình hoặc doanh nghiệp. Điện được sản xuất ra sẽ được dự trữ bởi pin dự trữ hoặc hòa vào lưới điện quốc gia bằng công tơ 2 chiều. Lượng điện dư thừa sẽ được đưa đẩy lên hòa vào lưới điện (đối với hệ thống nlmt hòa lưới). Vì vậy khách hàng hoàn toàn không phải lo lắng vấn đề không sử dụng hết điện.

5. Khi mất điện lưới từ EVN, hệ thống có dùng được không?

Hệ thống Điện mặt trời hòa lưới cần phải hòa đồng bộ với một nguồn khác (nguồn lưới), do đó, hệ thống sẽ ngừng hoạt động ngay khi bị mất lưới.

6. Có thể giám sát trực tuyến lượng điện phát ra của hệ thống không?

Hiện nay, đa phần các hãng sản xuất Inverter lớn đều tích hợp một ứng dụng hay phần mềm theo dõi hoạt động của hệ thống qua Internet. Nếu như hệ thống PV được lắp đặt tương ứng với hệ thống giám sát, có thể tiến hành giám sát trực tuyến lượng điện phát ra. Ngoài ra, cũng có thể giám sát  trực tuyến dữ liệu quan trọng của thiết bị, chất lượng điện, dữ liệu môi trường. STC cung cấp cho khách hàng phần mềm Sunny Portal của nhà cung cấp Inverter SMA để thuận lợi cho khách hàng theo dõi và giám sát hệ thống điện NLMT.

7. Làm sao để tính được lượng điện của một hệ thống Điện mặt trời sinh ra?

Để tính toán được lượng điện hệ thống của bạn tạo ra, 2 yếu tố bạn cần phải biết rõ đó là: thời gian chiếu sáng của mặt trời hiệu suất làm việc của tấm pin.

Ví dụ: một hộ gia đình ở tp.HCM lắp 1 hệ thống 3kW và thời gian nắng trung bình ở đây là 5 giờ mỗi ngày, công suất của tấm pin là 80% => sản lượng điện sinh ra sẽ là : 3x5x0.8 = 12kW.

8. kWp là gì?

Tấm Pin năng lượng mặt trời phát ra công suất không đều. Khi nắng to, công suất thu được cao. Khi trời râm, công suất thu được sẽ thấp. Wp (hay còn gọi là công suất đỉnh) là đơn vị được dùng để đo công suất tấm Pin năng lượng mặt trời sinh ra được khi nhận cường độ nắng tương đương 1000W/m2. Cường độ nắng này có thể đạt được vào rất ít thời điểm trong năm. Thường trong khoảng từ 11h đến 13h hàng ngày Cường độ nắng trung bình đạt khoảng 800 đến 900 W/m2. Tuy nhiên, vào một số ngày đặc biệt, cường độ nắng tại một số địa điểm có thể vượt 1000W/m2 (tức thời trong thời gian ngắn) cho nên việc một tấm pin 200W nhiều lúc cho ra công suất lớn hơn 200W vẫn thường xuyên xảy ra. 

9. Tấm Pin năng lượng mặt trời đơn tinh thể (Mono) tốt hơn tấm Pin mặt trời đa tinh thể (poly) có đúng không?

Do công nghệ chế tạo, trước đây, hiệu suất cell của tấm pin mặt trời đa tinh thể (Poly) rất thấp. Nhưng với công nghệ hiện nay, hiệu suất của hai loại đơn tinh thể (Mono) và đa tinh thể (Poly) là gần như nhau.

Do đặc điểm quy trình chế tạo, chi phí để sản xuất ra tấm cell đơn tinh thể phức tạp hơn và mất nhiều chi phí hơn. Do đó, tấm Pin năng lượng mặt trời đơn tinh thể (Mono) thường có giá thành cao hơn.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ ngoài trời thường rất cao. Tấm pin  mặt trời đa tinh thể (Poly) chịu hao mòn theo năm tại nhiệt độ cao tốt hơn tấm pin mặt trời đơn tinh thể (Mono) do vậy từ khu vực miền Trung và miền Nam nên sử dụng loại pin Poly.

10. Mái nhà như thế nào có thể lắp đặt hệ thống Solar ?

- Tốt nhất là mái phải tiếp xúc được ánh sáng mặt trời cả ngày, lúc đó hệ số bức xạ mới cao nhất. Nếu nhà lọt thỏm giữa 2 nhà cao hơn 2 bên, hoặc 1 bên thì hiệu suất bức xạ sẽ giảm rất nhiều. 

- Yên tâm nhất là yêu cầu chuyên gia khảo sát, họ có đội ngũ kỹ thuật và thiết bị đo bức xạ để xác định nhà bạn có lắp đặt được hệ thống Solar hay không?

- Liên hệ STC để được khảo sát và tư vấn miễn phí: 090 191 8338.