Giỏ hàng

2020 Giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời có thay đổi?

Trong tình hình diễn biến phức tạp những tháng đầu năm 2020, trong khi giá điện của nhà nước vẫn đang trên xu hướng có thể tiếp tục tăng thì thị trường điện mặt trời lại có nhiều biến đổi. Nhiều nhà cung cấp, lắp đặt ĐMT khiến cho người tiêu dùng hoang mang khi không biết nên đặt niềm tin vào đâu vì thực tế cho thấy đầu tư một hệ thống ĐMT ban đầu có chi phí khá cao, việc thu hồi lợi nhuận phụ thuộc chủ yếu vào tính ổn định và độ bền, tuổi thọ của hệ thống.

Về cơ bản một hệ thống ĐMT hòa lưới lắp mái nhà (rooftop) thì có các thành phần cấu thành sau trong bảng giá.

  • Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel – Solar module)
  • Inverter
  • Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa (Monitoring system)
  • Tủ phân phối và bảo vệ DC/AC (DC/AC Distribution Box)
  • Khung giá đỡ (khung kẽm/ nhúng nóng, ray bát kẹp nhôm chuyên dụng anodize)
  • Dây dẫn, thang máng cáp, phụ kiện chuyên dụng
  • Nhân công vận chuyển và lắp đặt.

Để khách hàng có thêm cơ sở và hiểu biết về hệ thống ĐMT khi lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng nên lưu ý những yếu tố quyết định chính đến giá thành của hệ thống ĐMT dưới đây:

  • Vật tư chính

Loại vật tư, giá rẻ, phổ thông hay cao cấp, đặc biệt là tấm pin mặt trời, bộ hòa lưới. Giá vật tư chính chiếm phần lớn giá trị hợp đồng, từ 60-70%. Có nhiều loại pin mặt trời, kể cả 1 hãng sản xuất cũng có nhiều cấp độ sản phẩm, phổ thông và rẻ nhất là Poly/ Poly Perc, cao hơn là Mono/ Mono Perc hay cao cấp là Mono N-Type… Giá các sản phẩm này tùy thuộc vào uy tín nhà sản xuất, thông số kỹ thuật của sản phẩm, chế độ bảo hành, các chứng chỉ chứng nhận của sản phẩm…

  • Vật tư phụ

Chiếm từ 20-30% giá trị hợp đồng, tuy nhiên phần này cũng rất quan trọng, các thiết bị sử dụng trong tủ điện, các loại thiết bị CB, cầu chì, cắt lọc sét, dây dẫn chuyên dụng cho điện mặt trời… Các loại khung kẽm & nhôm chuyên dụng, thang máng cáp có độ bền trên 30 năm ở ngoài trời…

  • Điều kiện mái thi công

Mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái bằng, mái ngói… đặc thù một số công trình phức tạp hoặc ở độ cao thì có thể chi phí thi công cao hơn một chút. Nhưng giá thi công chỉ chiếm khoảng 5-15% tổng giá trị hợp đồng.

  • Chất lượng thi công, bảo hành bảo dưỡng

Mỗi đơn vị thi công điện mặt trời có năng lực, kinh nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng riêng, các công ty lớn còn có đội ngũ theo dõi giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống lớn để tăng tính hiệu quả của công trình. Vì thế chi phí lắp đặt có thể có khác nhau, tuy vậy tỉ lệ chi phí này không lớn chỉ từ 5-15% đơn giá hệ thống, vì vậy nên chọn các đơn vị có năng lực tốt, kinh nghiệm nhiều năm và đội ngũ lớn để có thể yên tâm về chất lượng & tuổi thọ của công trình.

  • Giá Thành Điện Mặt Trời Áp Mái

– Điện mặt trời áp mái cho gia đình: với công suất lắp đặt từ 2-5kWp, mỗi kWp cần diện tích khoảng 6-7m2 và mỗi ngày sản xuất được từ 4-6kWh (tùy chất lượng tấm pin, các thành phần khác trong hệ thống & điều kiện nắng) sẽ có suất đầu tư từ 20-25tr/1kWp cho các sản phẩm tốt, và từ 25-30tr cho các sản phẩm cao cấp có tiêu chuẩn & chất lượng vượt trội, thời gian bảo hành lâu.

– Điện mặt trời áp mái với quy mô lớn hơn cho nhà xưởng, doanh nghiệp, giá thành mỗi kWp phổ thông là từ 15-18tr/ kWp và cao cấp là từ 18-22tr/kWp

Một số đơn vị nhỏ có thể có đơn giá thấp hơn mức đề xuất bên trên nhưng khách hàng nên xem kỹ năng lực của đơn vị chào giá và xuất xứ của sản phẩm có thể là từ các hãng không tên tuổi tại Trung Quốc.

Nếu quý khách hàng đang muốn tìm đối tác tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống điện mặt trời trên mái thì STC rất hân hạnh hỗ trợ. Liên hệ hotline STC tư vấn miễn phí: 090 191 8338