Giỏ hàng

Giá điện 2020 có tiếp tục tăng sau khi EVN thu về 20.000 tỷ đồng?

Theo Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc của EVN năm 2019, EVN thu về thêm hơn 20.000 tỷ đồng khi giá điện tăng 8,36%. Số tiền này sẽ được dùng để thanh toán các chi phí đầu vào tăng thêm hàng năm. Trong đó, chi phí cho than là hơn 7.000 tỷ đồng; chi phí chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu là gần 6.000 tỷ đồng; chi hơn 3.800 tỷ đồng trong số thu thêm nêu trên để thanh toán chênh lệch tỷ giá cho các nhà đầu tư không thuộc EVN.

Ngoài ra, số tiền 20.000 tỷ đồng nêu trên cũng sẽ được trích ra để thanh toán bổ sung cho các nhà đầu tư về quyền khai thác nguồn tài nguyên nước. EVN phải bổ sung vào hợp đồng mua bán điện để thanh toán cho các nhà đầu tư, đây là quy định mà trước đó chưa có… “Tổng các chi phí tăng thêm mà EVN phải thanh toán khoảng 21.000 tỷ đồng".

Về bối cảnh giá điện trong toàn khu vực, theo số liệu thống kê từ Ngân hàng thế giới, tính ở mức bình quân đầu người, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều điện nhất so với các nước cùng nhóm thu nhập trong khu vực (như Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Philippines). Do kinh tế phát triển nhanh cùng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng trưởng dân số, nhu cầu về sử dụng điện tại Việt Nam đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh. Tuy nhiên thực tế là giá điện của Việt Nam thấp hơn các nước khác và mức giá điện ở Việt Nam mà hầu hết khách hàng của EVN phải trả không đủ bù đắp cho chi phí sản xuất điện thực tế.

Dự báo về giá điện năm 2020, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) vừa lên kế hoạch đảm bảo điện trong năm 2020 và có khả năng giá điện sẽ phải điều chỉnh tăng, dự báo phải huy động thêm 3,397 tỷ kWh từ nguồn điện chạy dầu giá thành cao. Bên cạnh đó, có hơn 3.090 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ vào giá điện. (baotainguyenmoitruong.vn)

Bộ Công Thương cũng nhận định, năm 2020 xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, gây khó khăn trong cung cấp điện, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thủy văn không thuận lợi, cực đoan và một số công trình điện chậm tiến độ vào vận hành… Do đó, Bộ Công Thương dự tính sẽ vận hành các nguồn điện mới, với tổng công suất khoảng 4.300MW. Trong đó sẽ có gần 2.000MW điện gió và mặt trời, nâng tổng các nguồn năng lượng tái tạo lên khoảng 10,868 tỷ kWh, tương đương 4,16% tổng nhu cầu điện.

Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến phải huy động tới 3,397 tỷ kWh từ nguồn điện chạy dầu giá thành cao, đây là biện pháp cuối cùng để đảm bảo không thiếu điện.

Riêng mùa khô năm 2020, dự kiến huy động 3,153 tỷ kWh từ nguồn chạy dầu và có thể huy động tăng thêm nếu xảy ra tình huống cực đoan, khi lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn mức tần suất 65%, phụ tải tăng cao đột biến. Ngoài ra, Cục Điều tiết Điện lực dự kiến sẽ nhập khẩu 2,1 tỷ kWh điện từ Trung Quốc và 1,1 tỷ kWh điện từ Lào.

Nếu quý khách hàng đang muốn tìm đối tác tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống điện mặt trời trên mái thì STC rất hân hạnh hỗ trợ. Liên hệ hotline STC tư vấn miễn phí: 090 191 8338

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - CÔNG NGHỆ - VIỄN THÔNG MIỀN NAM
Địa chỉ: số 10, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, Tp. HCM